Nhập khẩu lốp - Gian lận và những hệ quả

01:59 CH @ Thứ Sáu - 06 Tháng Sáu, 2014

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), dự báo nhu cầu lốp xe ởViệt Nam tăngtrưởng trung bình 5%/năm.

Các loại xe mô tô, ô tô lưu hành năm sau đều cao hơn nămtrước. Dự báo năm 2014, cả nước có 39,95 triệu chiếc xe máy lưu hành, nhu cầulốp xe máy cần 33,96 triệu chiếc; đến năm 2015 đạt 41,95 triệu xe máy, nhu cầulốp xe máy cần 35,66 triệu chiếc. Tương tự, năm 2014 cả nước có 1,64 triệuchiếc xe ô tô lưu hành, tổng nhu cầu lốp xe ô tô là 5,05 triệu chiếc; năm 2015dự tính có 1,7 triệu chiếc xe ô tô lưu hành, tổng nhu cầu lốp là 5,34 triệuchiếc.

Trong khi hiện nay thị trường lốp ô tô tại Việt Nam,các sản phẩm ngoại nhập chiếm hơn 90%, trong đó các sản phẩm do TrungQuốc sản xuất chiếm khoảng 60 đến 70%, đặc biệt là ở phân khúc lốpbố thép – bao gồm lốp toàn thép TBR, và lốp bán thép PCR. Hầu nhưtoàn bộ việc nhập khẩu các sản phẩm sản xuất từ Trung Quốc của cácdoanh nghiệp đều không khai báo đúng như thực tế. Hoạt động này được thựchiện bằng cách khai sai mã số thuế hoặc khai giảm giá trị thật vàkê khai giảm số lượng so với thực tế nhằm trốn thuế.

Trốn thuế bằng cách khai sai mã số sản phẩm nhập khẩu

Mặt hàng lốp bơm hơi bằng cao su thuộc phân nhóm 40.11. Việcphân loại mã số cụ thể cho mặt hàng lốp xe phải căn cứ vào các yếu tố: Côngdụng, cấu tạo của xe sử dụng lốp cần phân loại (ô tô, máy bay, xe ủi, xe khoan,xe vận tải hàng thiết kế đặc biệt sử dụng cho các loại đường không phải đườngquốc lộ…); Cấu tạo của lốp (có hoa lốp hình chữ chi hoặc tương tự hay dạngkhác); Kích thước của lốp: (Chiều rộng không quá 450 mm hoặc lớn hơn 450mm)

Trên thực tế, mặt hàng lốp ô tô con, kể cả loại ô tôchở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô đua cần phảiđược đưa vào nhóm thuế suất 25%, tuy nhiên một số doanh nghiệp đã khai báothành lốp xe dành cho loại xe chuyên dụng để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệtchỉ 5% (Theo thông tư số 162/2011/TT-BTC, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệtkhu vực thương tại tự do Asean – Trung Quốc giai đoạn 2012 -2014). Việc này đãgây thoát thoát lớn thuế của nhà nước.

Thất thoát thuế vì khai thấp giá trị hoàng hóa

Mặc dù Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 5187/TCHQ-KTTTngày 07 tháng 11 năm 2000 hướng dẫn về việc xác định lớp mành lốp ô tô nhậpkhẩu để xác định giá tính thuế. Tuy nhiên, biểu thuế nhập khẩu không phân loạichi tiết HS cho 2 loại lốp là lốp bố vải (Bias) và lốp bố thép (Radial) vốnhoàn toàn khác nhau về công nghệ sản xuất và cơ cấu giá thành.

Hiện nay, lốp do Trung Quốc sản xuất nhập khẩu vềViệt Nam được kê khai giá trị chỉ bằng 30% giá xuất xưởng (là giánhà NK thanh toán thật cho các hãng lốp Trung Quốc) của sản phẩm.Điều này thể hiện ở việc hiện nay, khi nhà vận tải trong nước mualốp Trung Quốc để sử dụng, họ chỉ nhận được hóa đơn thanh toán bằng30% giá trị họ phải trả tiền mua thật tế. Đơn cử, sản phẩm lốp ô tô bốthépTBR khai báo 75USD/1 chiếc, trong khi giá xuất xưởng của sản phẩm này vàokhoảng 210 USD (1.300 nhân dân tệ), số tiền thuế nộp là 28.12USD/chiếc, nếukhai báo đúng giá trị thật thì tiền thuế phải nộp là 78.75USD/chiếc. Hành độnggian lận này của các doanh nghiệp gây thất thoát cho nhà nước là khá lớn, vớilượng nhập khoảng 1.5 triệu lốp/năm, số tiền nộp ngân sách thất thoát ước tínhkhoảng hơn 75 triệu USD, bằng số tiền đầu tư xây dựng 1 nhà máy sản xuất lốp ôtô hiện đại có qui mô khu vực.

Việc chưa quản lý chặt về mặt kỹ thuật cũng nhưchất lượng sản phẩm khiến cho các sản phẩm chất lượng, có uy tín khó có cơhội cạnh tranh về giá trên thị trường. Việc này chỉ có lợi cho nhàsản xuất lốp Trung Quốc vì họ sản xuất và bán được nhiều hàng cònthương hiệu thì họ gia công theo yêu cầu của nhà thương mại nhập khẩu.Nếu để tình trạng này kéo dài, thị trường lốp ô tô của chúng ta cónguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm lốp thứ cấp củacác nhà máy Trung Quốc, những sản phẩm không đạt yêu cầu và tiêuchuẩn để bán cho các thị trường ở những nước khác.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ hàngnhập khẩu hơn nữa, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, để góp phầntrả lại sự công bằng cho thị trường lốp ô tô Việt Nam. Xây dựng mộtthị trường lốp cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng hơn với những sảnphẩm có chất lượng tốt và ổn định nhằm phục vụ tốt nhu cầu sửdụng trong nước.

Nguồn: