Nhóm máu có liên quan đến rủi ro nhiễm virut Corona?

09:28 SA @ Thứ Sáu - 04 Tháng Chín, 2020

Một nghiên cứu với hơn 1600 bệnh nhân COVID-19 tại Italia và Tây Ba Nha mới đây đã xác định những người thuộc nhóm máu A có rủi ro cao hơn là sẽ phát triển các triệu chứng suy hô hấp nặng so với những người nhóm máu O. Phát hienenj này hỗ trợ quan điểm là nhóm máu O có khả năng bảo vệ chống virut corona, trong khi đó nhóm máu khiến cho một số người dễ bị tổn thương hơn. Tuy nhiên nghiên cứu không phát hiện mối liên quan với nhóm máu B, nhưng các nhà khoa học cho rằng nếu nhiều người nhóm máu B được khảo sát thì có thể sẽ có kết quả tương tự như nhóm máu A.

Trong nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã khảo sát bộ gen của những bệnh nhân COVID-19 nằm viện với triệu chứng suy hô hấp nặng và so sánh thay đổi trong các đoạn DNA với bộ gen ở 2200 người khỏe mạnh. Họ đã phát hiện hai vùng DNA mà ở đó các thay đổi trình tự chuỗi có mối liên kết quan trọng với việc các bệnh nhân bị ốm nặng như thế nào. Một trong những vùng đó có chứa gen mã hóa cho nhóm máu.

Ngày 08/06/2020, Công ty 23 andMe chuyên phân tích DNA tại Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu 750.000 người và đã đi đến những kết luận tương tự, cho rằng những người nhóm máu O có ít hơn 9-18% khả năng nhiễm COVID-19 so với những người thuộc các nhóm máu khác.

Kết quả 2 nghiên cứu trên phù hợp với một số báo cáo đã công bố đầu năm nay, kể cả hai nghiên cứu tại các bệnh viện ở Vũ Hán và New York.

Một nhà nghiên cứu tại Barcelona (Tây Ba Nha), người đã xác định gen mã hóa kháng nguyên của nhóm máu từ thập niên 1990, cho rằng có những bằng chứng chắc chắn về mối liên kết giữa bệnh COVID-19 nặng và nhóm máu. Những nghiên cứu mới đây có tính thuyết phục cao hơn nhiều, vì các nhà nghiên cứu đã khảo sát 8,5 triệu vùng gen và phát hiện những mối liên kết.

Nhưng cho đến nay người ta không biết chính xác nhóm máu có thể đóng vai trò gì đối với việc nhiễm virut COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số ý tưởng, dựa trên kết quả những nghiên cứu được thực hiện trong thời gian dịch SARS năm 2002-2003, do virus SARS có họ hàng với virut COVID-19.

Nhóm máu được xác định bởi các phân tử đường đặc trưng. Những người nhóm máu A thường mang kháng nguyên đường A, những người nhóm máu B mang kháng nguyên B, còn người nhóm máu O không có kháng nguyên đường. Do đó, hệ miễn dịch của những người nhóm máu A thường phát triển kháng nguyên thể đối với kháng nguyên A, những người nhóm máu O có kháng thể đối với cả hai loại kháng nguyên.

Virut COVID-19 có thể nhân bản trong những tế bào thể nguyên kháng nguyên của nhóm máu. Vì vậy, khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, họ có thể giải phóng các hạt virut được bọc trong kháng nguyên có nhóm máu tương ứng. Điều đó có nghĩa là, nếu người nhóm máu A truyền virut cho người nhóm máu O thì người nhóm máu O sẽ có kháng thể chống lại virut. Nhưng nếu người hít phải các hạt virut này cũng thuộc nhóm máu A thì hộ sẽ không thể nhận được những kháng thể đó.

Những dữ liệu từ dịch SARS có vẻ hỗ trợ cho ý tưởng về khả năng bảo vệ của nhóm máu O. Theo một báo cáo năm 2005 về 45 nhân viên y tế bị phơi nhiễm bênh SARS tại Hồng Kông, trong số 19 người nhóm máu O chỉ có 8 người đã nhiễm bệnh, nhưng trong số 26 người nhóm máu khác đã có 23 người nhiễm bệnh.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cho rằng những kết quả trên không phù hợp với tình hình dịch COVID-19 ở Mỹ. Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến ở người Mỹ gốc Phi, nhưng những người này có tỷ lệ nhiễm virut corona cao khác thường. Những dữ liệu miễn dịch cho thấy tác dụng bảo vệ của nhóm máu có thể khả nhỏ so với các yếu tố khác như đi thuyền và tình trạng sức khỏe.

LH

Theo Chemical & Engineering News, 06/2020