Sử dụng ấu trùng chuồn chuồn để theo dõi ô nhiễm thủy ngân trong thiên nhiên

09:20 CH @ Thứ Hai - 04 Tháng Giêng, 2021

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học, có thể gây nguy hiểm và phá hoại hệ sinh thái nước ngọt, nhưng cho đến nay việc theo dõi tác hại của nó đối với động vật hoang dã trong thiên nhiên là thách thức lớn.

Khi thủy ngân vô cơ lọt vào chuỗi thức ăn, nó bị chuyển hóa thành metyl thủy ngân - một chất độc gây hại cho hệ thần kinh. Vì hàm lượng methyl vô cơ không phải lúc nào cũng tương ứng với lượng methyl thủy ngân tích lũy sinh học nên các nhà khoa học thường phải lấy mẫu trực tiếp từ động vật sống để xác định rủi ro nhiễm độc thủy ngân trong môi trường.

Với sự hỗ trợ của hơn 4000 nhà khoa học, trong hơn 10 năm qua nhóm nghiên cứu dưới sự phụ trách của nhà nghiên cứu môi trường Colin Eagles Smith tại Cục Khảo sát địa chất Mỹ đã thu thập ấu trùng chuồn chuồn từ 100 công viên quốc gia. Họ phát hiện thấy hàm lượng thủy ngân được xác định ở ấu trùng chuồn chuồn có mối liên quan chặt chẽ với hàm lượng thủy ngân ở các sinh vật khác đã lấy mẫu vào cùng thời gian, kể cả ở các địa điểm khác trong khu vực. Theo các nhà nghiên cứu, điều đó cho thấy chúng ta có thể sử dụng hàm lượng thủy ngân ở ấu trùng chuồn chuồn để dự báo hàm lượng thủy ngân ở cá và các loài động vật hoang dã khác.

Nhóm nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố sinh học có ảnh hưởng như thế nào ảnh hưởng đến việc thủy ngân vô cơ đi vào chuỗi thức ăn. Theo họ, quá trình hình thành methyl thủy ngân đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra rủi ro phơi nhiễm đối với động vật hoang dã trong thiên nhiên.


HS
Theo Chemical & Engineering News, 7/2020