Nông dân phía Bắc chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển là tri kỷ

11:10 SA @ Thứ Ba - 02 Tháng Tám, 2022

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển là giải pháp ưu việt trong sản xuất, thâm canh cây lúa giúp tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh, nâng giá trị nông sản.

Vụ mùa 2022 khu vực phía Bắc có gì khác biệt?

Từ xa xưa, kết quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của các yếu tố thời tiết.  Ví như ngày 21/6 vừa qua, ngày Hạ chí (Hạ chí nhật, nhất vũ điểm, nhất thiên kim, nghĩa là ngày hạ chí 1 giọt nước mưa cũng quý như nghìn vàng). Thực tế, hôm đó tiết trời nắng nóng gay gắt đã cảnh báo nhiều thiên tai. Mặt khác, hiện tượng La Nina diễn ra năm thứ 3 liên tiếp cảnh báo mưa, gió, bão lũ phức tạp hơn.

Từ xa xưa, các lão nông đã dạy: Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa, nhưng chỉ tốt cho lúa giai đoạn con gái, đẻ nhánh nên đầu vụ thường mưa nhiều, lùa mùa tốt nhanh, cấy sớm muộn hơn nhau 1 ngày đã thấy khác "mùa hơn đêm”. Song giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ và vào mảy mà mưa nhiều sẽ dễ mất mùa. Đó là quy luật tự nhiên, nhà nông cần có giải pháp ứng sử khôn khéo để mang lại kết quả tốt hơn.

Để chủ động giành vụ lúa mùa thắng lợi, bên cạnh việc lựa chọn bộ giống và thời vụ gieo cấy thích hợp giải pháp dinh dưỡng cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nghiên cứu về sinh lý và dinh dưỡng cây lúa các chuyên gia nông nghiệp cho thấy, lân và các dinh dưỡng trung vi lượng có vai trò rất nổi trội với sức sinh trưởng và khả năng chống chịu của cây trồng:

Lân (P2O5): Chất lân (P) cấu tạo phân từ cao năng ATP và có trong thành phần protit, các axit amin, cấu tạo nên nhân tế bào, vì vậy nó là chất rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây. Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh.

Canxi (Ca): Cần thiết cho sự phân chia tế bào giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Thêm vào đó, canxi có vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ, tăng cường khả năng hút đạm, tăng tính chống chịu ngoại cảnh bất thuận và hạn chế tác hại do sâu bệnh gây ra.

Magiê (Mg): Tạo nên nhân của diệp lục tố (chất tạo màu xanh của lá cây) giúp cây trồng quang hợp tốt hơn. Mg còn giúp cho cây hút lân dễ dàng, đồng thời làm cho sự vận chuyển lân và chất đường trong cây diễn ra nhanh hơn. Mg cùng một số chất vi lượng khác cấu tạo nên các enzim tham gia hình thành nên hương vị nông sản.

Silic (Si): Si có ảnh hưởng lên sự tổng hợp lignin, bó mạch và vách tế bào nhu mô. Sự liên kết giữa silica với cellulose trong các tế bào biểu bì tạo ra lớp kép ( lớp silica và lớp cutin) có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì, cũng như tác dụng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm bệnh hại cây lúa.

Dinh dưỡng vi lượng Zn, Mo, Mn, Co, Cu, Bo..., phần lớn cấu tạo các enzim tổng hợp tạo  sức sinh trưởng khỏe và tạo ra năng suất thóc cao, chất lượng cơm được cải tiến.

Trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ra, chỉ có phân đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng được nhu cầu trên cho cây lúa mùa.

Nhiều chục năm nay, người nông dân khu vực phía Bắc đã chọn phân bón Văn Điển như một người bạn tri kỷ, một thương hiệu nổi trội trong làng phân bón hiện nay bởi lẽ: Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng cả đa lượng và trung, vi lượng lại có hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu rất cao, giá cả lại hợp lý với nông dân.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: Phân đa yếu tố NPK (16:5:17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO  8%, S 2%,…Hiện nay nhiều nơi bà con sử dụng công thức NPK 13:3:10 +TE. 16:8:8, 12:5:10,…..

Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải.

Kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp để tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ, đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng  nhưng  khóm lúa gọn, nhiều bông; chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Ngoài việc cân đối các chất đạm, lân, kaly theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, cứng thân, dày lá chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.

Chăm bón lúa mùa bằng Phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Cổ nhân dạy “Lục nguyệt bất nhiệt, ngũ côc bất kết”, nghĩa là vụ mùa không có nắng nóng lúa mùa kém thu hoạch. Những ngày đầu vụ mùa năm nay miền Bắc nắng nóng và nóng gay gắt nhiều ngày tạo điều kiện cho rơm rạ, xác thực vật trên đồng ruộng nhanh phân hủy, đất mau thối hơn, vừa hạn chế sâu bệnh đầu vụ, vừa bổ xung dinh dưỡng cho cây lúa, giúp lúa nhanh tốt.

Do vậy, cần có giải pháp chăm bón thích hợp, tránh tình trạng lúa tốt quá về thân lá dễ gây đổ ngã hoặc sâu bệnh cuối vụ hoặc thiếu dinh dưỡng giai đoạn sinh trưởng sinh thực làm giảm số bông hữu hiệu và các yếu tố năng suất. Tốt nhất nên bón thúc cho lúa mùa như sau:

- Căn cứ vào  chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân đa yếu tố NPK chuyên bón thúc cho lúa mùa như sau:

- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng… bón khoảng 10-12kg/sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/sào.

- Những ruộng lầy thụt, ruộng cấy lúa bao thai, lúa nếp cao cây, hoặc những giống lúa dễ đổ... giảm lượng phân thúc và chỉ nên bón thúc đẻ 1 lần sau khi cấy được 7-10 ngày.

- Riêng chân ruộng cao ghềnh, giống lúa cứng thân, phương thức gieo vãi nên bón thúc làm 2 lần. Nhằm tăng số dảnh hữu hiệu, tạo nhiều bông to cần bón phân thúc sớm, bón ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Do vậy, sau cấy 5-7 ngày đã phải bón phân thúc lần 1; bón 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại.

Lưu ý: Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu bà con nông dân lưu ý một số vấn đề sau:

- Không nên bón phân thúc khi tiết trời đang nắng nóng vì nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời dễ phân hủy và bay hơi dinh dưỡng, nhất là chất đạm.  

- Không bón phân thúc khi ruộng nhiều nước sẽ bị rửa trôi hoặc thẩm lậu nhiều dinh dưỡng, đặc biệt dinh dưỡng N, K và một số trung vi lượng khác.

- Nên bón phân khi chiều mát và ruộng cạn nước, vì ban đêm có sương ẩm sẽ làm tan các hạt phân và các chất dinh dưỡng sẽ có thể được hấp phụ vào hạt đất, hạn chế hiện tượng bay hơi và rửa trôi.

- Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa, không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

- Sau bón phân thúc nên giữ nước nông mặt ruộng giúp lúa sử dụng phân bón hiệu quả hơn và cây lúa đẻ nhánh tốt hơn. Khi lúa đứng cái nên tháo kiệt nước, phơi mặt ruộng khô nẻ “rạn chân chim” khoảng 7-10 ngày, sau đó tháo nước vào ruộng cho lúa làm đòng, trỗ bông.

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn tiến rất khốc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, dịch bệnh Covid và tình hình an ninh thế giới nhiều phức tạp, giá cả vật tư nông nghiệp đang còn cao, lực lượng lao động nông nghiệp bị thu hẹp,... càng đòi hỏi người nông dân thông thái trong lựa chọn và sử dụng phân bón.

Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển thực hiện bón tập trung, bón chìm phân, kết hợp điều tiết nước hợp lý vừa tiết kiệm phân bón lại giúp lúa vụ mùa 2022 phát triển cân đối, khỏe mạnh, ruộng lúa thông thoáng, màu sắc lá xanh sáng, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.